5 loại cây cảnh giúp khử độc cho tiểu cảnh phòng khách

Xã hội ngày càng phát triển, không khí ngày một ô nhiễm, những chất độc hại từ khối bụi và các chất khác làm cho không khí trở nên ngột ngạc. Ngay bây giờ bạn đã có thể tự mình lọc không khí một cách đơn giản và hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Dưới đây là 5 loại cây tiêu biểu nhất, dễ trồng nhất, phù hợp cho tiểu cảnh phòng khách trong nhà của bạn!

Một vài loại cây cảnh đẹp dưới đây sẽ trở thành lá phổi sống trong không gian sống của bạn, dù là văn phòng, phòng khách, nhà bếp hay cả phòng ngủ đều có thể đặt được nhé!

Tại sao cần trồng cây trong nhà?

Từ những năm 80 thế kỷ trước, các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, mọi người làm việc trong những căn phòng đóng kín có điều hòa và tiếp xúc với máy tính, công nghệ nhiều hơn. Sick Building Syndrome – Hội chứng bệnh văn phòng được chẩn đoán, đặt tên cho dân văn phòng mắc các triệu chứng: đau đầu, khó thở, ho nhiều và đầu óc thường lú lẫn, nặng nề.

Người ta đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhau để biết xem những cây trồng trong nhà, phòng kín nào là thích hợp để khử độc sinh học cho căn phòng, cải thiện bầu không khí văn phòng trong sạch hơn.

Cây lan ý (Peace Lily)

Cây lan ý rất phổ biến và dễ trồng tại Việt Nam

Lan ý hay còn gọi là Bạch Môn, Bạch Hạc đứng đầu danh sách “Cây trồng khử độc công nghiệp” của NASA (Cơ quan vũ trụ Mỹ). Lan ý được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á và vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Lan Ý có thể trồng cạn hoặc trồng trong nước (theo giống).

Giống cây này hấp thụ các chất độc như: Formaldehyde (có trong vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt), benzen (bột giặt, nhựa sơn, keo dán tường), amoniac, TCE, xylene, toluene (hóa chất trong dầu hỏa) các hóa chất từ nước sơn móng tay, hóa mỹ phẩm, nước rửa kính, lau sàn,…

Lan ý không ưa ánh sáng trực tiếp, thích bóng râm nên rất thích hợp cho dân văn phòng, trồng trong nhà phố. Nếu là lan ý trồng trong nước thì bạn nên thay nước từ 6 ngày/lần. Lá cây là màng phổi để lọc chất độc, bạn nên lau chùi bề mặt lá nếu bám bụi dày đặc khiến lá cây khó hấp thụ chất độc trong không khí.

Dưới quan điểm cây trồng phong thủy trong nhà, lan ý được xem là giống cây giúp cân bằng vận khí cho gia chủ, ổn định tinh thần và giúp lạc quan, hòa hảo tốt các mối quan hệ xung quanh.

Vẻ đẹp của lan ý giản đơn nên luôn có nét kiêu sa, thanh nhã. Màu trắng của một cánh hoa duy nhất kèm nhụy phớt vàng trên nền lá xanh thẫm thực sự là một vẻ đẹp tinh khôi

Cây thường xuân (English Ivy)

Cây thường xuân

Cây thường xuân có tên gọi khác là cây vạn niên, vừa chịu nắng nóng tốt nhưng cũng vừa thích nghi được bóng râm. Thường xuân ưa nước nên người trồng phải chú ý chăm tưới cây mỗi ngày. Giống cây này thường trồng ở ban công, hàng rào vì cây thuộc dạng cây dây leo, có thể lan rộng trên bề mặt dốc cao 20 – 30  mét.

Thường xuân hấp thụ 4 chất ô nhiễm thường thấy: benzen, carbon monoxide (CO), formaldehyde và TCE. Ngoài ra, thường xuân còn hấp thụ các ion điện tử do máy tính, máy lạnh, thiết bị văn phòng tạo ra. Đặc biệt, thường xuân tiêu trừ được nấm mốc, chất gây dị ứng, vi khuẩn từ phân động vật trong nhà.

Cây cau cảnh (Areca palm)

cây cau cảnh trồng trong nhà

Cây cau cảnh một số nơi gọi là cây dừa cảnh thường được trồng trong phòng lớn như tiền sảnh, phòng khách, phòng họp, hội nghị… Ngoài vẻ vững chắc, trang trọng của giống cây này, cau cảnh còn được xem như một thiết bị cấp ẩm sinh học trong phòng kín. Các căn phòng máy lạnh thường khiến không khí khô đi không tốt cho sức khỏe, rõ nhất là bề mặt da bị rạn, nứt nẻ như “da rắn”

Dừa cảnh ngoài việc cấp ẩm cho căn phòng còn hấp thụ các chất độc quen thuộc: benzen, carbon monoxide, TCE, Xylene, Formaldehyde và các chất hóa học khác gây bệnh tim, hen suyễn…

Dừa cảnh giúp thanh lọc không khí, cung cấp khí Oxi tươi rất hiệu quả. Theo tính toán thực nghiệm, một người cần khoảng 4 cây dừa cảnh cao ngang vai để thanh lọc tốt lượng khí sạch cần dùng.

Cây lưỡi hổ (Mother in Law’s Tongue)

Cây lưỡi hổ trồng trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ

Nếu bạn cần tìm một cây xanh cho phòng kín (phòng ngủ, phòng tắm), lưỡi hổ chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây hổ thiệt, cây hổ vĩ, là giống cây mọng nước, thích nghi tốt môi trường ít chăm sóc và chịu được nóng, thiếu sáng.

Có lẽ rằng, cây lưỡi hổ là giống cây đi đầu trong công cuộc tìm kiếm những giống cây cải thiện không khí trong nhà. Tính hiệu quả của lưỡi hổ được chứng minh trong thời gian dài suốt hơn 200 năm và một lần nữa lại được khẳng định nhờ cuộc nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học Ấn Độ. Dừa cảnh, lưỡi hổ và kim ngân là 3 loại cây cảnh trong nhà khử độc tốt nhất đến nay.

Về đêm, lưỡi hổ thực hiện quá trình quang hợp CAM, hấp thụ khí Carbon dioxide và thải ra khí oxi trong lành suốt đêm. Nhờ đó, cho giấc ngủ sâu, tròn giấc và tỉnh dậy với tinh thần thoải mái hơn. NASA cho biết, lưỡi hổ hấp thu rất tốt các độc tố gây ung thư, đó là: nitrogen oxide và formaldehyde. Cũng theo NASA, một phòng 75 mét vuông chỉ cần 4 lá lưỡi hổ đã đủ khiến căn phòng trong lành hơn rồi.

Xét về cây cảnh phong thủy, cây lưỡi hổ giúp xua tà khí, ma quỷ, bức xạ các bùa ngãi, mang đến năng lượng tốt lành cho gia đình. Có lẽ cũng khá dễ hiểu vì tính chất quang hợp đặc biệt của cây lưỡi hổ đã giúp giấc ngủ được sâu, tròn, nên tránh được những ác mộng, sợ hãi trong đêm mà vì thế người ta cho rằng, lưỡi hổ đã xua đuổi được tà ma.

Lưỡi hổ rất dễ chăm sóc, có thể tưới nước khi thấy đất đã khô cạn. Bạn nên tưới nước phun sương và tránh làm úng cây vì cây sẽ không chịu được tình trạng úng này trong thời gian dài liên tục.

Cây kim ngân (Pachira Aquatica)

Cây kim ngân

Cây kim ngân mang ý nghĩa là tiền bạc nên xét về cây trồng phong thủy trong nhà, cây kim ngân cũng rất hợp trồng ở phòng khách, phòng hợp,… Kim ngân thích nghi được mọi điều kiện sống miễn là có ánh sáng. Thân cây kim ngân cũng dễ uốn nên bạn rất dễ gặp những chậu kim ngân có những gốc được đan, bện vào nhau rất ấn tượng.

Kim ngân sống trong nhà cần tưới nước 1 lần 1 tuần. Nếu để ngoài vườn thì nên tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt (giờ trưa) và tưới nước đều 3 lần/ngày để tránh hiện tượng cháy lá.

Về tính khử độc trong không khí, kim ngân hấp thụ tốt độc tố formaldehyde và các hóa chất dễ bay hơi khác.

HÒN NON BỘ SƠN THỦY

Địa Chỉ:  1309 Tỉnh Lộ 10, P Tân Tạo A – Q Bình Tân, TP.HCM
Địa chỉ: 3B Đường Xa Lộ Hà Nội, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0906 091 517
Mail: nguyenvannonbo@gmail.com
Website: https://thiconghonnonbo.net